Cộng đồng ASEAN được thành lập có ý nghĩa gì?
ong kinh 2016-01-06 Cộng đồng ASEAN với ba trụ cột lớn là
Cộng đồng An ninh-Chính trị, Cộng đồng Kinh tế và Cộng
đồng Văn hóa-Xã hội đã chính thức được thành lập vào
ngày 31/12/2015, đánh dấu tiến trình nhất thể hóa ASEAN thu
được tiến triển quan trọng. Các nhé̀ phân tích cho rằng, là
cộng đồng tiểu vùng đầu tiên được thành lập tại khu vực
châu Á, việc thành lập Cộng đồng ASEAN có nghĩa là trình
độ nhất thể hóa an ninh chính trị, kinh tế và văn hóa xã
hội sẽ tiếp tục được nâng cao, mặc khác điều không cho phép
coi nhẹ là, ASEAN muốn hoàn toàn thực hiện nhất thể hóa
vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Đứng trên khởi điểm
mới Việc thành lập Cộng đồng ASEAN khiến ASEAN đã đứng
trên một khởi điểm mới cất bước hướng tới tương lai. Đông
Nam Á sẽ hình thành một thị trường riêng rẽ với dân số
vượt quá 600 triệu người và tổng lượng kinh tế vượt quá
2000 tỷ đô la Mỹ. Sự tăng trưởng kinh tế của khu vực ASEAN
có triển vọng tăng tốc. Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN Từ Bộ
cho biết, trong khuôn khổ Cộng đồng ASEAN, trình độ nhất
thể hóa của các nước ASEAN trong lĩnh vực an ninh chính
trị, kinh tế và văn hóa xã hội sẽ không ngừng được cải
thiện, tiếng nói của ASEAN trên vũ đài hợp tác khu vực sẽ
có trọng lượng hơn. Chủ tịch Quỹ Nam dương ASEAN Bam-bang
Xun-dô-nô cho biết, lợi ích lớn nhất mà Cộng đồng ASEAN sẽ
mang lại là nâng cao trình độ mậu dịch trong nội khối
ASEAN. Trước đó, nhiều nước ASEAN tập trung phát triển quan
hệ đối tác thương mại với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Liên minh châu Âu, Mỹ, v.v. thông qua hiệp định song phương
hoặc hiệp định thương mại tự do, trong khi đó tiềm năng
thương mại giữa các nước thành viên ASEAN lại bị xem nhẹ.
Việc thành lập Cộng đồng ASEAN tạo cơ hội cho các nước
ASEAN nâng cấp trình độ thương mại trong nội khối. Hiện nay,
kim ngạch thương mại trong khối ASEAN tăng với tốc độ
10,5%/năm, dự kiến đến năm 2020, tỷ trọng kim ngạch thương
mại trong nội khối sẽ tăng từ 25% hiện nay lên đến 30% trong
tổng kim ngạch thương mại ASEAN. Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN
Từ Bộ cho biết, Trung Quốc luôn coi ASEAN là định hướng ưu
tiên trong ngoại giao với các nước xung quanh, kiên định ủng
hộ nhất thể hóa ASEAN, ủng hộ việc xây dựng Cộng đồng
ASEAN, ủng hộ vị thế trung tâm của ASEAN trong hợp tác khu
vực. Đại sứ Từ Bộ nhấn mạnh, Cộng đồng ASEAN sẽ tạo thị
trường rộng lớn hơn, điều kiện thương mại tiện lợi hơn và
môi trường đầu tư tốt đẹp hơn cho Trung Quốc. Gửi gắm vào
tương lai mới ASEAN là một trong những tổ chức khu vực có
trình độ hội nhập kinh tế khá cao giữa các nước đang phát
triển trên thế giới. Mặc dù sẽ đối mặt với không ít khó
khăn trong tiến trình nhất thể hóa sau này, nhưng ASEAN hiện
đã cất một bước đi cổ vũ lòng người. Văn kiện tầm nhìn
ASEAN năm 2025 được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN diễn
ra tại Cu-a-la Lăm-pơ, Ma-lai-xi-a cho thấy các nước thành
viên tràn đầy lòng tin đối với tương lai của Cộng đồng
ASEAN. Việc xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN là nền tảng
cho việc nhất thể hóa ASEAN. Trong ba trụ cột lớn, độ khó
trong xây dựng Cộng đồng Kinh tế tương đối thấp, tiến triển
cũng nhénh nhất. 463 trong 506 biện pháp ưu tiên được liệt kê
trong “Lộ trình Cộng đồng Kinh tế ASEAN” đã được thực
hiện, tỷ lệ thực hiện lên tới 91,5%, thuế quan trung bình
trong nội khối ASEAN hầu như đều giảm xuống tới mức 0%.
Trong khuôn khổ Cộng đồng Kinh tế, các lĩnh vực hợp tác
trong ASEAN hết sức rộng lớn. Chẳng hạn như, các doanh
nghiệp vừa và nhỏ chiếm hơn 96% tổng số doanh nghiệp ASEAN,
định hướng chính sách về các nước thành viên ASEAN chung
sức phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ phát huy vai
trò tích cực trong việc tạo thêm việc làm, tăng thu nhập
cho người dân và thực hiện kinh tế tăng trưởng bền vững.
mặc khác, các hàng rào phi thuế quan như các quy tắc, tiêu
chuẩn, v.v. của các nước ASEAN vẫn tồn tại để bảo hộ các
ngành nghề quan trọng và nhạy cảm của nước mình. Chuyên
gia về vấn đề ASEAN, Đại học Bi-na Nu-san-ta-ra In-đô-nê-xi-a
Du-đa cho rằng, tình trạng đồng chất hóa kết cấu sản xuất
và xuất khẩu của đa số nước thành viên ASEAN tương đối
nghiêm trọng, cạnh tranh giữa các nước diễn ra quyết liệt,
chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch vẫn phổ biến tồn tại trong
nội khối ASEAN. Các nhé̀ phân tích cho rằng, mặc dù các
nước thành viên ASEAN có đòi hỏi lợi ích khác nhéu, trình
độ phát triển không đồng đều, nhưng việc tuyên bố thành
lập Cộng đồng ASEAN là một động thái đã định sẵn trong
việc thực hiện lộ trình của cộng đồng này, có triển
vọng phát triển rộng lớn, cũng có ý nghĩa tích cực đối
với sự phát triển của các nước thành viên ASEAN. Nhìn
thẳng vào các vấn đề cũ Theo Đại sứ Trung Quốc tại ASEAN
Từ Bộ, chế độ chính trị của các nước ASEAN khác nhau, tôn
giáo và văn hóa đa dạng, muốn thực hiện nhất thể hóa
toàn diện sẽ phải đứng trước không ít khó khăn. Trình độ
phát triển của các nước thành viên ASEAN có sự khác biệt
rất lớn, trên một mức độ nhất định đã làm giảm sức cạnh
tranh của ASEAN trên vũ đài kinh tế thế giới. Mục tiêu của
ASEAN là xây dựng Cộng đồng “lấy con người làm gốc”, nhưng
xét về tình hình hiện nay, việc xây dựng Cộng đồng ASEAN
trên một mức độ nhất định vẫn dừng lại ở trong giai đoạn
chính phủ hăng say, người dân lạnh nhạt, sự đồng thuận của
người dân bình thường đối với Cộng đồng ASEAN tương đối
thấp, nhiệt tình và hành động của người dân tham gia vào
việc xây dựng Cộng đồng ASEAN còn cần nâng cao hơn nữa. Cơ
quan thực hiện Tầm nhìn của Cộng đồng ASEAN là các bộ
ngành liên quan của các nước thành viên ASEAN, vẫn tồn tại
một số khó khăn trong việc trao đổi và điều phối những
vấn đề quan trọng liên quan đến nhiều cơ quan chức năng của
nhiều nước. Ngoài ra, việc nhất thể hóa ASEAN cũng thiếu
cơ quan thực hiện thống nhất. Chuyên gia về vấn đề ASEAN
của In-đô-nê-xi-a Du-đa cho rằng, trong tiến trình thúc đẩy
nhất thể hóa ASEAN, cần tăng cường chức năng của Ban Thư ký
ASEAN, nâng cao vị thế và năng lực điều phối của Ban Thư
ký. Chuyên gia Du-đa còn cho rằng, nhất thể hóa ASEAN không
thể tách rời sự đoàn kết của các nước thành viên, tuy
nhiên những tranh chấp biên giới giữa một số nước ASEAN,
cũng như nạn ô nhiễm khói bụi tác động đến nhiều nước do
việc đốt rẫy làm nương có thể xảy ra hàng năm ở
In-đô-nê-xi-a gây lên, v.v., đã trùm bóng đen lên triển vọng
của Cộng đồng ASEAN. ASEAN đã áp dụng phương thức ASEAN
chiếu cố đến đòi hỏi của các bên, hiệp thương nhất trí
trong tiến trình nhất thể hóa. Chủ tịch Quỹ Nam Dương ASEAN
In-đô-nê-xi-a Bam-bang cho rằng, các nước ASEAN cần phải đặt
lợi ích chung của ASEAN lên trên lợi ích của nước mình, bên
cạnh đó ASEAN cũng cần thành lập cơ quan siêu quốc gia để
ràng buộc hiệu quả các nước thành viên, tiến tới cải thiện
hơn nữa trình độ nhất thể hóa ASEAN. Đoàn kết, cụm từ
này được nhiều chuyên gia nhắc đến khi bình luận về Cộng
đồng ASEAN mới thành lập. Hy vọng Cộng đồng ASEAN thực sự
mang lại hạnh phúc cho người dân trong khu vực.
Leave a Reply