viet-doan-van-nghi-luan-200-chu-ban-ve-y-nghia-cua-viec-thau-hieu-ban-than
Viết đoạn văn nghị luận 200 chữ bàn về ý nghĩa của việc thấu hiểu
bản thân. * Đoạn văn 1: Tự thấu hiểu bản thân là tự hiểu biết chính
mình, thấu hiểu tiềm lực, ý chí và khát vọng của mình nhằm hướng
đến việc tự hoàn thiện bản thân, tự phát triển một cách hài hòa và
trọn vẹn. Người luôn hiểu rõ bản thân, hiểu điểm mạnh, điểm yếu của
mình thường dễ thành công. Họ luôn đề ra mục tiêu của cuộc đời rõ
ràng và tận dụng chính xác các sở trường trong những lĩnh vực mà họ
đam mê để đạt được mục tiêu đó. Muốn thấu hiểu bản thân, trước hết
cần liên tục tự đánh giá bản thân mình, có ý chí, lòng quyết tâm
cao độ, dám đương đầu để vượt qua khó khăn, thử thách, dám mạo hiểm
và sẵn sàng trả giá khi thất bại. Chỉ trong lao khổ, người
mới có thể tìm ra sức mạnh của mình. Hạnh phúc nhất, là khi được
làm những điều ta yêu thích và được sống với những người ta yêu
thương. Luôn lắng nghe ý kiến từ thân nhân. Khi lắng nghe phải giữ
cái tâm thật bình thản và sẵn sàng đón nhận thông tin một cách
khách quan nhất. Hãy quan sát những người xung quanh có cùng đam mê
sở thích để suy nghĩ và tìm mọi cách để vươn lên tiến tới. Liên tục
cải thiện khả năng quan sát và tích lũy tri thức. Tri thức giúp con
người khám phá và thấu hiểu chính mình. Không bao giờ khoan nhượng
hay thỏa hiệp với lỗi lầm hay sự trì hoãn của bản thân mình nhưng
luôn khoan thứ cho người khác. Bạn không cạnh tranh với bất cứ ai
khác. Bạn chỉ cạnh tranh với chính mình để làm được tốt nhất với
bất cứ điều gì mình nhận được. Phải luôn biết lắng nghe để thấu
hiểu Đừng kiêu căng và khoe mẽ, điều đó chi khiến bạn nhận về thất
bại và khinh chê của người khác. Hiểu rõ mình để định vị tổng giá
trị bản thân mình, và để thành công. * Đoạn văn 2: Thấu hiểu bản
thân là biết rõ ưu điểm, nhược điểm, thấu rõ tiềm lực, sở trường
của bản thân, hiểu rõ những gì mình thực sự yêu thích và có khả
năng thực thi công việc để đạt đén thành công. Việc hiểu được ưu
điểm, nhược điểm, xã định điểm yếu, điểm mạnh của bản thân, qua đó
phát triển và hoàn thiện chính mình, có định hướng tương lai đúng
đắn. Thấu hiểu bản thân cũng giúp ta kiểm soát được cảm xúc, tránh
được những sai lầm và làm chủ bản thân, làm chủ hoàn cảnh, tự tin
tong công việc và trong cuộc sông. Để có thể thấu hiểu bản thân,
chúng ta cần luôn lắng nghe chính mình, liệt kê điểm mạnh, điểm yếu
của thân bản, biết lập kế hoạch để thay đổi ngay các điểm yếu, phát
huy điểm mạnh, luôn khiêm nhường lắng nghe ý kiến những người
xung quanh mình, không tự cao, tự phụ, kiêu căng, ngạo mạn trước
người khác. Tập kiểm soát cảm xúc và điều hoà cảm xúc một cách hiệu
quả; luôn sống trong tình thương, biết cảm thông cà chia sẻ, tăng
cường học hỏi, xây dựng ước mơ và khát vọng. Bạn sẽ thực sự hiểu rõ
bản thân mình hơn khi đặt mình ở vị trí người khác để soi xét. thay
đổi góc nhìn cuộ sống sẽ giúp bạn mình rõ chính mình. cuộc sống
luôn thay đổi ngay, bởi thế, bạn đừng đứng yên. Hiểu rõ bản thân sẽ
giúp bạn định vị chính xác tổng giá trị bản thân trong cuộc sống
này. Nghị luận: tổng giá trị của chúng ta chính là ở bản thân chúng
ta. [embedded content]
Bài viết liên quan:
Ngữ liệu đọc hiểu: Luôn suy nghĩ theo hướng tích cực Nghị luận: Bạn
suy nghĩ gì khi sự xuất hiện của bạn trên thế giới này hi hữu kì
diệu như một phép màu? Âm lượng bình hoà, nhân lượng bao dung, can
đảm mạnh mẽ, tâm lượng rộng mở thì mọi việc ắt sẽ thuận lợi. Suy
nghĩ về vai trò của chí tiến thủ trong cuộc sống. Suy nghĩ về ý
nghĩa câu chuyện Người mù và ngọn đèn. Người mù và ngọn đèn. Lương
thiện cũng cần có chừng mực, hào phóng cũng phải có nguyên tắc (TS.
Lê Thẩm Dương) Vì sao phải biết sống có chừng mực? Làm người phải
có chừng mực. Suy nghĩ về câu chuyện Vết nứt và con kiến, từ đó rút
ra bài học cho bản thân.
Leave a Reply